Lập kế hoạch – Timeline cho nghề môi giới – chìa khóa vàng dẫn đến thành công

Muốn trở thành một Môi Giới Bất Động Sản THÀNH CÔNG, bạn phải hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ: tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm bất động sản tiềm năng, chăm sóc khách hàng, khớp hàng, thủ tục pháp lý, hợp đồng, học tập,…

Nếu không đặt tất cả các công việc đó vào trong một kế hoạch, rất dễ bị lạc lối và hỗn loạn. Điều đó dẫn đến trường hợp nỗ lực rất nhiều, kết quả không tới đâu.

Một kế hoạch tốt có vai trò quyết định 50% thành công. Bạn đã thực sự hiểu được tầm quan trọng đó và biết cách thiết lập kế hoạch cho bản thân mình?

1. Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là bản danh sách các công việc, hoạt động được sắp xếp theo một thứ tự nhằm hướng đến đạt được mục tiêu đã đề ra.

2. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch

2.1.THỐNG NHẤT PHƯƠNG HƯỚNG

Mục tiêu là phần không thể thiếu trong một bản kế hoạch, là kim chỉ nam cho toàn bộ các phương án. Đặt tất cả các công việc theo mục tiêu xác định, sẽ mang lại hiệu quả vượt trội hơn, tránh đi “đường vòng”.

2.2. KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ, TỐI ƯU HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Một bản kế hoạch hoàn chỉnh luôn có thời gian chi tiết cho từng nhiệm vụ. Từ đó, bạn luôn biết rằng mình phải làm gì, công việc đó đã hoàn thành được đến mức độ nào. Điều này giúp thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu nhanh nhất, hiệu quả nhất.

2.3. TỐI THIỂU HÓA RỦI RO

Việc lập kế hoạch chi tiết cho bạn một cái nhìn toàn diện, nhìn nhận trước các vấn đề, rủi ro liên quan. Lên kế hoạch xử lý các rủi ro đó giúp bạn không rơi vào tình trạng lúng túng, mất kiểm soát. Từ đó, giảm thiểu thiệt hại từ các nguy cơ, thậm chí có thể “chuyển bại thành thắng”.

3. Các bước thiết lập kế hoạch hoàn chỉnh

Để tạo nên một bản kế hoạch chặt chẽ, khả thi và phù hợp với bản thân, bạn cần thực hiện qua các bước sau đây:

3.1. BƯỚC 1 – XÁC ĐỊNH THỰC TRẠNG

Đánh giá thực trạng bằng ma trận SWOT. Trong đó, cần xác định các yếu tố:

• S (Trength): những điểm mạnh vốn có.

• W (Weekness): những điểm yếu còn tồn tại.

• O (Oppotunity): các cơ hội trong tương lai.

• T (Threat): các thách thức tồn tại.

3.2. BƯỚC 2 – THIẾT LẬP MỤC TIÊU

Mục tiêu của một bản kế hoạch cần phải tuân theo nguyên tắc SMART:

• S (Specific): Cụ thể, dễ hiểu

• M (Measureable): Đo lường được

• A (Attainable): Khả thi

• R (Relevant): Cùng hướng đến một mục tiêu

• T (Time – Bound): Được đặt trong một thời gian cụ thể

Việc thiết lập mục tiêu phải đi từ nhỏ đến lớn, từ mục tiêu cuối cùng đến các mục tiêu ban đầu cần đạt được.

3.3. BƯỚC 3 – XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Chiến lược cần dựa trên mục tiêu đặt ra và tình hình thực trạng. Dựa vào ma trận SWOT để thiết lập chiến lược cũng là một phương pháp hiệu quả:

• Chiến lược SO: Chiến lược phát huy điểm mạnh trong môi trường thuận lợi, nắm bắt cơ hội.

• Chiến lược ST: Chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế các thách thức.

• Chiến lược WO: Chiến lược tận dụng cơ hội hạn chế điểm yếu.

• Chiến lược WT: Chiến lược “thu mình” để hạn chế điểm yếu trong môi trường nhiều thách thức.

3.4. BƯỚC 4 – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT

Trong 1 kế hoạch chi tiết phải đầy đủ:

• Các công việc cần làm.

• Chỉ tiêu chất lượng cần đạt được của từng công việc.

• Nhân sự cần thiết để thực hiện.

• Timeline chi tiết.

• Ngân sách.

3.5. BƯỚC 5 – DỰ TÍNH CÁC RỦI RO

Các rủi ro luôn luôn tồn tại. Đừng bao giờ quên việc xác định trước các rủi ro có thể xảy đến trong quá trình thực hiện.

3.6. BƯỚC 6 – ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ

Sau khi kế hoạch kết thúc, việc đánh giá lại toàn bộ các bước sẽ giúp bạn rút ra kinh nghiệm quý giá và thực hiện tốt hơn trong kế hoạch lần sau.

Trên đây là một số kinh nghiệm lập kế hoạch hiệu quả để anh em tham khảo.
Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn và có thể thiết lập một kế hoạch hoàn chỉnh, hiệu quả cho mình.

Đọc mà chưa hiểu hết thì ib or cafe trao đổi nhé !

Chúc bạn thành công!